Một hệ thống âm thanh thông báo có thể hẹn giờ đề phát hoặc tắt nhạc được không?
Hoàn toàn được.
Hệ thống tự động phát nhạc cần trang bị các thiết bị :
- Nguồn nhạc : CD player, FM, AM, Audio Computer.
- Bộ định thời : TT-104B (TOA) hoặc PT1800 (Amperes)
- Bo mạch kích nguồn : Dùng để kích nguồn nhạc theo thời điểm đã định sẵn trên bộ định thời.
Chọn công suất Amplifier cho Speaker như thế để có thể tối ưu được công suất trên thiết bị ?
Công suất tối thiểu trên Amplifier phải >= 1.25 x Tổng Công suất trên toàn bộ Speaker kết nối đến Amplifier.
Các nguồn nhiễu nào ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống âm thanh ?
• Nhiễu cảm ứng từ :
- Nhiễu này xuất hiện do việc thi công các loại dây cáp tín hiệu gần nhau.
- Do sóng điện từ.
- Các thiết bị gây ra nhiễu này gồm : Motor điện, máy phát sóng vô tuyến và một vài loại đèn chiếu sáng hay mạch số.
- Cách giải quyết : Chọn thiết bị và cáp
tín hiệu đúng loại.
• Nhiễu vòng tiếp đất :
- Xuất hiện do sự tiếp đất không đúng của Amplifier, mixer.. ( các thiết bị dùng điện AC trực tiếp ). Do sự chênh lệch điện áp giữa tín hiệu vào và ra khi kết nối các thiết bị trong một hệ thống.
- Cách giải quyết :
Sử dụng cùng một nguồn cắm AC. Điều này sẽ không thực tế nếu khoảng cách giữa các thiết bị gần sát nhau và cũng sẽ không thích đáng nếu dòng điện AC vượt quá sự quản lý của thiết bị.
Sử dụng Cáp xoắn đôi : sẽ tránh được nhiễu điện từ và nhiễu xuyên âm (crosstalk)
Sử dụng cáp có vỏ bọc tốt sẽ giảm được ảnh hưởng nhiễu điện từ
Sử dụng mạch cân bằng (balanced circuit)cho việc kết nối giữa 2 thiết bị. Mạch cân bằng gồm :
Mạch cân bằng (balanced circuit) có trên 2 thiết bị kết nối với nhau.
Dây cân bằng ( balance line ) để kết nối 2 thiết bị : gồm 3 chân tại hai jack cắm. Tín hiệu truyền trên 2 chân và tín hiệu của một trong hai chân sẽ được đảo ngược tại phía phát và được đảo ngược lại tại phía thu. Cách này giảm nhiễu rất đáng kể.
Sử dụng biến áp tại 2 đầu đường dây tín hiệu. Biến áp sẽ chuyển tín hiệu điện sang tín hiệu điện từ và sẽ chuyển ngược lại tại phía thu.
Khi nào thì mắc nối tiếp Speaker và khi nào thì mắc song song Speaker ?
Mục đích của việc mắc nối tiếp hoặc song song Speaker là : làm sao trở kháng ra trên Amplifier bao giờ cũng phải nhỏ hơn hoặc tối thiểu là phải bằng tổng trở kháng tải (speaker).
Mắc nối tiếp khi :
- Đối với Các Speaker không có biến áp.
- Khoảng cách tối đa từ Amplifier đến Speaker tại điểm xa nhất sẽ bị giới hạn.
- Công suất phát tối đa trên các Speaker mắc nối tiếp sẽ bị giảm xuống tỉ lệ nghịch với số Speaker.
Mắc song song :
- Dùng cho các Speaker có biến áp.
- Khoảng cách từ Amplifier đến Speaker tại điểm xa nhất có thể lên đến 600m
- Có thể mắc được nhiều Speaker với công suất phát tối đa.
Chú ý các ngõ ra trên Amplifier :
- Ngõ ra trở kháng cao ( 70V, 100V) : Dùng cho các Speaker có biến áp.
- Ngõ ra trở kháng thấp (15.5V) : Dùng cho các Speaker không có biến áp.
- Với ngõ ra trở kháng thấp : Thường tối đa chỉ có 2 Speaker không có biến áp có thế mắc song song, còn nếu trên 3 Speaker thì phải mắc nối tiếp.
Làm thế nào để có thể kéo dây Micro dài ra khoảng 100m (Các sợi dây Micro thông thường khoảng tối đa 10m) ?
Dùng sợi dây mạng CAT5 và hàn vào jack cắm của 2 đầu sợi dây Micro